Aptomat ra đời nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và khắc phục những sự cố nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, aptomat là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Hãy cùng Điện City tìm hiểu về các loại aptomat là gì trên thị trường nhé !
Aptomat (Áp tô mát) là gì?
Nhu cầu sử dụng các thiết bị điện hiện nay là một nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi việc xảy ra các sự cố, các tai nạn bất ngờ về điện. Vì thế, aptomat ra đời để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
Aptomat là gì? Đây là tên gọi chung dành cho các dòng thiết bị đóng/ngắt mạch điện, kiểm soát, bảo vệ quá tải và ngắn mạch.
Aptomat được phân chia ra nhiều loại theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau như: MCB, MCCB, RCBO, ELCB,… Mỗi loại aptomat đều có các đặc điểm sử dụng và dòng cắt mạch khác nhau phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của aptomat là gì?
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của aptomat là gì trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm khi đang có ý định tìm hiểu về thiết bị này.
Cấu tạo aptomat là gì?
Aptomat có cấu tạo gồm các bộ phận chính như: tiếp điểm, hồ quang dập tắt, bộ phận truyền động, móc bảo vệ…
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
Cấu tạo aptomat là gì?
Nguyên lý hoạt động của aptomat là gì?
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.
Nguyên lý hoạt động của aptomat là gì?
Phân loại aptomat là gì?
Hiện nay có rất nhiều loại áp tô mát được sản xuất dựa trên nhu cầu sử dụng bởi các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Điều này vô tình khiến người sử dụng trở nên lúng túng, không biết nên chọn sản phẩm nào vừa phù hợp, vừa chất lượng giữa vô vàn các loại aptomat trên thị trường. Vì vậy, cách phân loại aptomat là gì luôn trở thành đề tài được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.
Aptomat thông thường được phân loại theo cấu tạo, chức năng, số pha và dòng cắt ngắn mạch. Hãy cùng Điện City tìm hiểu các cách phân loại aptomat là gì nhé!
Phân loại theo cấu tạo
Aptomat phân loại theo cấu tạo được chia làm 2 loại chính, đó là:
- Aptomat dạng tép (MCB - Miniature Circuit Breaker), có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Thường dùng cho các phụ tải nhỏ và có khả năng cắt dòng từ 100A trở xuống.
MCB thương hiệu LS
- Aptomat dạng khối (MCCB - Moulded Case Circuit Breaker), giá trị dòng cắt của MCCB có thể đạt tới 2400A. MCCB thường được dùng cho các mạng hạ áp.
MCCB thương hiệu LS
Phân loại theo chức năng của aptomat là gì?
Nếu phân loại theo chức năng thì aptomat được chia làm 2 loại đó là bảo vệ quá tải, ngắn mạch và chống rò.
- Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải, ngắn mạch thường bao gồm loại aptomat dạng tép (MCB) và aptomat dạng khối (MCCB).
- Aptomat chống rò bao gồm 3 loại nhỏ hơn như:
- Aptomat chống rò dạng tép (RCCB - Residual Current Circuit Breaker).
- Aptomat chống rò và bảo vệ quá tải dạng tép (RCBO - Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection).
- Aptomat chống rò và bảo vệ quá tải dạng khối (ELCB - Earth Leakage Circuit Breaker).
RCBO thương hiệu Fuji Electric
Phân loại theo số pha/số cực
Nếu phân loại theo số pha/số cực, aptomat được chia thành một số loại cụ thể sau:
- Aptomat 1 pha, tương ứng với 1 cực.
- Aptomat 1 pha + trung tính (1P + N), tương ứng với 2 cực.
- Aptomat 3 pha, tương ứng với 3 cực.
- Aptomat 3 pha + trung tính (3P + N), tương ứng với 4 cực.
Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch của aptomat là gì?
Nếu phân loại theo dòng cắt ngắn mạch thì aptomat được chia thành 3 loại chính như sau:
- Đối với dòng cắt ngắn mạch thấp, người ta thường sử dụng loại aptomat MCCB NF125-CV 3P 100A của Mitsubishi, tương ứng với dòng cắt 10kA. Loại aptomat này được ứng dụng nhiều trong hệ thống điện công nghiệp lẫn dân dụng.
- Dòng cắt tiêu chuẩn phù hợp với aptomat MCCB NF125-SV 3P 100A của Mitsubishi, tương ứng với dòng cắt 30kA. Aptomat này thường được ứng dụng trong hệ thống điện công nghiệp.
- Dòng cắt cao thường phù hợp với aptomat MCCB NF125-HV 3P 100A của Mitsubishi, tương ứng với dòng cắt 50kA. Aptomat loại này được sử dụng nhiều trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt khác.
Aptomat MCCB NF125-CV 3P 100A của Mitsubishi
Phân loại aptomat theo chức năng chỉnh dòng
Nếu dựa vào chức năng chỉnh dòng thì phân loại aptomat là gì? Câu trả lời đó là 2 loại aptomat chính:
- Aptomat có dòng định mức không đổi với MCCB NF400-SW 3P 400A của thương hiệu Mitsubishi, có dòng định mức 400A không thể thay đổi được.
- Aptomat chỉnh dòng định mức với MCCB NF400-SEW 3P 400A của thương hiệu Mitsubishi, có dòng định mức điều chỉnh được từ 200A - 400A.
3 Loại aptomat tốt nhất hiện nay
Bên cạnh nhiều cách phân loại thì các hãng sản xuất aptomat cũng đa dạng không kém. Vậy, các thương hiệu sản xuất và phân phối aptomat là gì? Cùng Điện City điểm danh qua những cái tên “danh giá” nhé!
Aptomat Fuji Electric
Aptomat Fuji Electric là một dòng sản phẩm đến từ Nhật Bản với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và sản xuất các thiết bị điện. Fuji Electric cũng là một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường trong nhiều năm liền, nhờ vào chất lượng và những ưu điểm vượt trội mà các sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng.
Các sản phẩm aptomat Fuji Electric đều đạt tiêu chuẩn trên toàn thế giới với kích thước nhỏ gọn, hiệu suất làm việc cao. Bên cạnh đó, sản phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến nên giảm khả năng phóng hồ quang điện khi đóng/ngắt mạch đến 30%, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Aptomat Mitsubishi
Aptomat Mitsubishi được ra mắt phiên bản đầu tiên trên toàn thế giới vào năm 1933 và luôn là thương hiệu dẫn đầu thị trường aptomat thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua.
Các dòng aptomat Mitsubishi ngày càng được cải tiến và tích hợp nhiều khía cạnh vượt trội như hiệu suất làm việc tối đa, đa tính năng, có độ bền cao, độ an toàn cao trong quá trình vận hành. Chính vì vậy, các dòng aptomat của Mitsubishi luôn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.
Aptomat Mitsubishi
>> Tham khảo thông tin và thông số aptomat Mitsubishi tại đây!
Aptomat LS
Aptomat LS có khả năng đóng/ngắt mạch nhanh, mẫu mã đa dạng, kích thước nhỏ gọn. Đây cũng chính là lý do vì sao aptomat của thương hiệu LS lại rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
Các dòng sản phẩm áp tô mát được sản xuất bởi LS được áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường quốc tế, đồng thời không ngừng đổi mới để mang lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
>> Tham khảo thông tin về aptomat LS tại đây!
Địa chỉ bán aptomat là gì?
Tại thị trường Việt Nam, aptomat được áp dụng rộng rãi trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ dân dụng đến công nghiệp. Các thương hiệu aptomat cũng vô cùng phong phú đến từ khắp nơi trên thế giới, phổ biến nhất phải kể đến Mitsubishi (Nhật) hay LS (Hàn Quốc), ngoài ra còn phải kể đến các thương hiệu nổi tiếng khác như: Fuji Electric (Nhật), Schneider (Đức), Shihlin (Đài Loan),...
Hiện nay, Điện City đang là nhà nhập khẩu và phân phối các thương hiệu lớn trên thế giới như: Fuji Electric, Mitsubishi Electric, LS,...
- Xem thêm các sản phẩm Mitsubishi Electric.
- Xem thêm các sản phẩm Fuji Electric.
- Xem thêm các sản phẩm LS.
Vậy, với những thông tin được đề cập trong bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã có thêm nhiều kiến thức cũng như hiểu rõ hơn về Aptomat là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat ra sao rồi đúng không? Việc tìm hiểu aptomat là gì cũng như những thông tin liên quan sẽ giúp ích rất nhiều trong việc lựa chọn và dễ dàng hơn khi lắp đặt. Hãy gọi ngay cho Điện City hoặc để lại thông tin tại https://diencity.com/lien-he để được tư vấn chi tiết!